Ngày 16/6/2022, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết các hồ sơ kỹ thuật của nghị định thư đã được phía Việt Nam hoàn tất và gửi đi Trung Quốc, chờ phía bạn thống nhất và ký kết.
"Việc đàm phán xuất khẩu sầu riêng đang ở giai đoạn cuối", ông Lê Văn Thiệt, phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nói và cho biết hai nước đang hoàn thiện các quy định xuất khẩu về vùng trồng, mã số nhà phân phối và quản lý dịch hại.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, để xuất sang Trung Quốc, các doanh nghiệp, nhà vườn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản: có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì.
Hiện những điều kiện cần thiết để có thể xuất khẩu trái sầu riêng đã được hoàn thành như: tên doanh nghiệp, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Song người dân cần nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật phía Trung Quốc để việc xuất khẩu được thuận lợi.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý cần đáp ứng được yêu cầu về nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch mà phía Trung Quốc đề ra.
Cục này cũng chỉ đạo hệ thống kiểm dịch thực vật ở các nơi khi có hàng hóa cần kiểm tra có đáp ứng các yêu cầu đã nêu hay không. Quá trình này sẽ được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi để doanh nghiệp có thể sớm đưa hàng sang Trung Quốc.
Theo Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng sầu riêng cả nước ước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới dạng múi đã tách vỏ và được cấp đông.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19, hai năm qua thị trường này đóng cửa tiểu ngạch nên xuất khẩu sầu riêng nước ta gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, từ năm 2021, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu sẽ tiếp tục đàm phán, trao đổi với Trung Quốc để được phép xuất khẩu chính ngạch sầu riêng và nhiều loại nông sản khác như khoai lang, tổ yến, bưởi, chanh leo… sang thị trường này.
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Lợi ích của HACCP trong sản xuất (08.11.2021)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Mở hướng mới cho nông nghiệp Việt Nam (29.07.2021)