Để nắm điều kiện cần và đủ được chứng nhận VietGAP thì quay lại các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP và phương pháp đánh giá cấp giấy chứng nhận của tổ chức chứng nhận:
Thứ nhất: yêu cầu tiêu chuẩn VietGAP
Về phía cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
Có quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, lưu trử hồ sơ; truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Do đó cơ sở áp dụng VietGAP phải đã diễn ra hoạt động giám sát từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, chăm sóc, trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng. Vậy cái gì chứng minh có việc giám sát này ? Đó chính là hồ sơ nhật ký sản xuất.
Tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu đất trồng, nước tưới, nước dùng chăn nuôi, nước thải, ... phải đáp ứng quy định, do đó để được chứng nhận VietGAP thì cơ sở phải có kết quả phân tích các loại này tương ứng với sản phẩm cơ sở áp dụng là trồng trọt, chăn nuôi hay thuỷ sản. Ngoài ra phải có bằng chứng chứng minh sản phẩm đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm.
Thứ hai: kết quả đánh giá đạt yêu cầu
VietGAP không chỉ tập trung vào an toàn thực phẩm mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường, an toàn lao động,... do đó các kết quả phân tích mẫu đạt yêu cầu chỉ là điều kiện cần, còn đủ là tất các yếu tố liên quan đến tiêu chuẩn phải đạt hết như: việc thu gom bao bì, trang bị dụng cụ sơ cấp cứu, ... an toàn lao động.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP có cơ hội gia nhập hệ vào hệ thống các siêu thị
Có thể tóm lượt 4 tiêu chí chính thể để đạt chứng nhận VietGAP
-
Thứ nhất là tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào (đất, giống, phân bón, nước…) cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
-
Thứ hai là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
-
Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc: Mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
-
Thứ tư là truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại, để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, người sản xuất cần nghiên cứu và áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng, vật nuôi dự kiến, sau đó hãy tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo VietGAP có đạt hay không. Tiếp đến là liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt, Cục chăn nuôi chỉ định trong mục “Tổ chức chứng nhận VietGAP” để được hướng dẫn đăng ký chứng nhận.
Về phía tổ chức chứng nhận VietGAP: đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
- Tổng quan giới thiệu về tiêu chuẩn VietGAP (11.01.2021)
- Lợi ích khi áp dụng và chứng nhận VietGAP (11.01.2021)
- Các bước áp dụng sản xuất theo VietGAP (08.06.2021)
- Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP (24.03.2021)
- Chi phí và thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP (08.06.2021)