Nông nghiệp hữu cơ mang đến các lợi ích sau:
1. Giảm thiểu tác động của thuốc trừ sâu và hóa chất
Nông nghiệp hữu cơ hướng đến thực hành bền vững và thân thiện với môi trường.
Lý do tại sao nông nghiệp hữu cơ có thể bền vững ?
Thực trạng đất canh tác trên cả quả đất này đang dần thu hẹp vì con người đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dưỡng có trong đất. Diện tích đất chết ngày càng tăng lên thì đồng thời đất dành cho nông nghiệp cũng sẽ bị giới hạn lại. Nguyên nhân đất chết là vì đã nhiễm quá nhiều chất hóa học từ việc canh tác, lượng vi sinh vật và môi trường đất bị khai thác cũng như tàn phá triệt để. Bên cạnh đó cây trồng được nuôi dưỡng trên những mảnh đất này chứa quá nhiều tồn dư thuốc hóa học nên nó đi ngược lại với các tiêu chí thực phẩm sạch của thế giới.
Canh tác hữu cơ chú trọng đến duy trì dinh dưỡng trong đất và chú trọng đến an toàn thực phẩm hơn. Bằng việc tận dụng phân hữu cơ, phân xanh, phân compost hoặc các bộ phận cây trồng bị bật gốc hoặc gieo xuống héo để làm lớp phủ cho cây trồng của bạn.
Phân compost được làm từ các phần bã dư thừa còn tươi từ trang trại và sinh hoạt của hộ gia đình được chất đống, làm ẩm và thỉnh thoảng sục khí rồi để phân hủy dần bằng cách giảm tỷ lệ Cacbon và nitơ. Các giải pháp này không chỉ cung cấp chất hữu cơ bằng cách tăng nồng độ Nitơ trong đất, mà còn giúp khắc phục xói mòn cũng như rửa trôi chất dinh dưỡng có trong đất. Chất lượng đất giống như chất lượng da thịt trên người chúng ta vậy, da thịt đủ đầy về dinh dưỡng sẽ giúp nuôi lông và tóc. Còn đất chết thì giống với những căn bệnh da liễu mà con người chúng ta mắc phải. Thật ra cơ thể chúng ta và môi trường tự nhiên bên ngoài đều có những điểm tương quan. Đó là điều kỳ diệu trong Tạo Hóa mà ta có thể thấy được.
2. Giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất
Canh tác hữu cơ bài trừ các chất tăng trưởng tổng hợp, điều đó tạo cho đất một hơi thở mới, thành phần đất không lẫn tạp và tạo cơ hội để đất trẻ hóa một cách tự nhiên. Phân xanh, phân hữu cơ, và lớp phủ khiến thành phần hữu cơ từ đất tăng nhanh, điều đó làm đất giàu dinh dưỡng.
Xem thêm: chứng nhận hữu cơ trồng trọt
3. Giảm thiểu mức độ xói mòn đất
Bới đất nông, đây là 1 kỹ thuật chủ yếu dùng trong canh tác hữu cơ nhằm đảm bảo lớp đất không bị phá vỡ sâu hơn 7,5 – 15cm. Lớp đất phía trên cùng theo thời gian sẽ được bồi thêm các chất dinh dưỡng theo chu kỳ của từng giống cây. Việc không phá vỡ kết cấu lớp đất sâu bên dưới giúp cho khả năng giữ nước được tốt hơn.
4. Giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối tương quan trực tiếp giữa lượng khí thải nitơ oxit và liều lượng phân bón nitơ được sử dụng trong các mô hình nông nghiệp thông thường. Việc các cộng đồng nông nghiệp chuyển hướng sang canh tác hữu cơ đã giúp đỡ rất nhiều trong việc khắc phục biến đổi khí hậu ở phạm vi toàn cầu.
Kể từ khi canh tác hữu cơ loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, nồng độ nitơ trên mỗi ha đất được giảm mạnh. Điều này góp phần vào một hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững với năng suất tăng, an toàn và giảm tải áp lực lên môi trường mà nó được canh tác.
5. Giữ nước và dinh dưỡng nước
Trồng các loài cây phủ tạo nên lớp phủ hữu cơ dày và tạo ra những mảng cây trồng giữ nước. Trên thực tế, các nguồn nước tại các khu vực canh tác hữu cơ không chứa các chất hóa học do đã tránh phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, điều này khiến những lưu vực sông trở nên an toàn hơn, sạch hơn và đáng tin cậy hơn.
6. Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm
Do được hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng trong phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nên sản phẩm hữu cơ rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các cấu trúc đường và khoáng chất trong các sản phẩm hữu cơ là đáng kể so với thực phẩm được sản xuất thông thường. Điều này làm các loại rau và trái cây bổ dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe hơn và có chất lượng cao hơn.
Sản phẩm hữu cơ đồng thời có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch trong chúng ta một cách tự nhiên. Do cấu trúc cây trồng không bị biến chất bởi các thành phần hóa học nên sản phẩm rất giàu khoáng chất và vitamin có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của người dùng.
7. Tạo ra một nguồn thực phẩm đáng tin
Thực phẩm hữu cơ, không giống như những sản phẩm được trồng theo kiểu công nghiệp hóa thông thường vì nó ít được xử lý hơn, các tính chất của sản phẩm vẫn còn tinh khiết. Bên cạnh đó, sản phẩm hữu cơ còn dễ làm hài lòng người tiêu dùng. Thậm chí có thể dễ dàng xuất khẩu nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nông sản.
8. Kéo dài tuổi thọ sản phẩm
Trái cây và rau hữu cơ có tính toàn vẹn về cấu trúc đồng thời trao đổi chất tốt hơn, điều này cho phép chúng tự phát triển mà không cần sự can thiệp của thuốc trừ sâu tổng hợp hoặc hormone tăng trưởng.
9. Hỗ trợ sức khỏe và phúc lợi của động vật
Canh tác hữu cơ không những bảo vệ môi trường sống tự nhiên và sự đa dạng của các loài động thực vật khác nhau mà nó còn giúp chúng sinh sôi phát triển mạnh trong đó. Hệ sinh thái được hình thành theo thời gian và các thiên địch sinh sôi sẽ giúp bảo vệ và kiểm soát dịch hại tự nhiên. Các sản phẩm cây trồng hữu cơ dùng cho chăn nuôi động vật cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng thịt và sữa của vật nuôi.
10. Khuyến khích sự phát triển của đa dạng sinh học
Các trang trại hữu cơ tự nhiên giúp đa dạng hóa thực vật, côn trùng, sinh vật đất và động vật phát triển mạnh trong môi trường không có hóa chất. Nhiều loài được tìm thấy trong các trang trại hữu cơ có khả năng cung cấp sự ổn định và bền vững nông nghiệp.
Tất cả các yếu tố nêu trên hiển thị sắc nét lợi ích trong canh tác hữu cơ từ kinh tế, môi trường và cả dinh dưỡng, đây chỉ là một số khía cạnh lợi ích tích cực nhưng xứng đáng của canh tác hữu cơ chỉ trong vài năm.
Bên cạnh đó, sản phẩm hữu cơ dễ gây thiện cảm hơn trong các thị trường xuất khẩu khó tính, đồng thời thực phẩm sạch hữu cơ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
- Tổng quan giới thiệu về Nông nghiệp hữu cơ - Organic (24.03.2021)
- Các bước áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (25.03.2021)
- Điều kiện đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam (18.01.2021)
- Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận hữu cơ (31.03.2021)
- Chi phí và thời gian hiệu lực giấy chứng nhận hữu cơ (08.06.2021)