Ngày nay, việc cấp mã số vùng trồng dùng cho hoạt động xuất khẩu nông sản sang các thị trường là yêu càu bắt buộc.
1. Mã số vùng trồng là gì?
- Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
2. Các bước cấp mã số vùng trồng
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản làm đơn đề nghị cấp MSVT lên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật địa phương.
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, rà soát các tài liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp. Nếu các hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng thực địa.
- Sau khi khảo sát, kiểm tra, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành lập hồ sơ chuyển đến Cục Bảo vệ Thực vật để cấp mã số vùng trồng (MSVT). Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, cục sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức, cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.
- Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo MSVT cho tổ chức, cá nhân đăng ký và gửi mã số đó sang cơ quan bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu.
3. Điều kiện để cấp mã số vùng trồng
- Đối với tổ chức, cá nhân xin cấp mã số cần có đơn xin cấp MSVT kèm theo các giấy tờ cá nhân của người đại diện. Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).
- Diện tích vùng trồng có thể dao động từ 6-10 ha/mã nhưng không được quá 12 ha/mã để tiện cho việc quản lý.
- Vùng trồng xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương.
- Vùng trồng xin cấp mã số phải là vùng sản xuất tập trung, không có nhà dân hoặc chợ, chăn thả gia súc, gia cầm bên trong vùng trồng.
- Vùng trồng xin cấp mã số phải trồng duy nhất một loại cây.
- Tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp mã số phải có sổ sách ghi lại đầy đủ, rõ ràng quy trình canh tác.
- Xung quanh và bên trong vùng trồng phải sạch cỏ dại, đặc biệt là bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc bảo vệ thực vật phải có khu vực riêng để tập kết và tiêu hủy.
- Cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành điều tra, thu mẫu và giám định thành phần dịch hại đang có trên vùng trồng xuất khẩu. Vùng trồng chỉ được cấp mã khi không có loài dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để giám sát vấn đề dịch hại.
- Vùng trồng chỉ được sử dụng 1 bộ thuốc bảo vệ thực vật (trừ bệnh, trừ sâu và trừ cỏ) bảo đảm không chứa các hoạt chất hóa học mà nước nhập khẩu cấm. Bộ thuốc sử dụng này phải được sự xác nhận của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại địa phương.
4. Kết quả đạt được: giấy chứng nhận mã số vùng trồng của Cục Bảo vệ Thực vật
5. Thời gian thực hiện: 3 tháng trước thời điểm thu hoạch (cơ sở phải ghi nhật ký 1 vụ).
6. Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của GreenCert
- Chi phí phù hợp, nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần;
- Nhiều dịch vụ phụ trợ đi kèm.
Liên hệ 02366.505868 - 0944.313936 hoặc 0282.246.0799 để được hướng dẫn chi tiết!