ISO 45001 LÀ GÌ ?
ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (trước đây hay gọi là: OHSAS, tiêu chuẩn đưa ra các tiêu chí và khuôn khổ để cải thiện an toàn lao động, mục đích để giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc an toàn hơn. Tiêu chuẩn này giúp các tổ chức cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân và những người khác có liên quan, tránh trường hợp tai nạn lao động thậm chí là tử vong vì nhiều nguyên nhân mất an toàn lao động và bệnh tật từ môi trường làm việc.
Về cơ bản, ISO 45001 được ban hành trên cơ sở tiếp nối thành công của việc áp dụng và phổ biến tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO muốn ban hành một Tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp để có thể phổ biến rộng hơn tiêu chuẩn này đến các nước và các lĩnh vực ngành nghề sản xuất đồng thời tiêu chuẩn này cũng dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý như ISO 9001:2015 - hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001:2015 -Hệ thống quản lý môi trường.
CÁC LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 45001
Khi đơn vị áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ mang lại các lợi ích sau:
- Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật
- Giảm chi phí về tai nạn
- Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành
- Giảm chi phí đóng bảo hiểm
- Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự
- Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA ISO 45001:2018
Về phạm vi áp dụng
Điều này quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý và các kết quả dự kiến. Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001 không chỉ hướng đến việc cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mà còn phòng ngừa rõ ràng các chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc, cung cấp nơi làm việc an toàn. Điều này khác biệt so với tiêu chuẩn OHSAS 18001 vì OHSAS 18001 chỉ hướng tới việc hỗ trợ và thúc đẩy các chuẩn thực hành an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Về bối cảnh của tổ chức
Kể từ tháng 9/2015, thuật ngữ bối cảnh của tổ chức đã được nhắc đến trong tiêu chuẩn ISO 9001 và nay cả ISO 45001:2018 đều có.
Tổ chức phải xác định được bối cảnh nhất quán với định hướng chiến lược của doanh nghiệp, đặt vấn đề quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào chức năng sản xuất, kinh doanh của tổ chức. Đặc biệt, tổ chức phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các yếu tố nội bộ có thể là việc tái cấu trúc, hoạt động mua lại hoặc sản phẩm mới cũng như các yếu tố bên ngoài có thể là sự bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội như cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2020 hoặc dịch bệnh Covid-19 vừa qua là một minh họa dễ thấy nhất. Tổ chức cũng cần phải xác định nhu cầu của “các bên quan tâm” như khách hàng, cơ quan quản lý, … về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Về khả năng lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
Nội dung này là yếu tố then chốt của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Ban lãnh đạo trong tổ chức áp dụng ISO 45001 có trách nhiệm giải trình về việc phòng ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc, cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh. Nghĩa là yêu cầu ban lãnh đạo tổ chức phải tham gia vào việc phát triển, dẫn dắt và thúc đẩy một văn hóa để hỗ trợ hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Ban lãnh đạo cần đảm bảo thiết lập một quá trình để người lao động được tham gia và tham vấn, bao gồm việc thành lập một ban hoặc tổ hoặc nhóm đảm bảo an toàn và sức khỏe. Ban lãnh đạo có trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách an toàn và sức khỏe, được phổ biến, thấu hiểu đến mọi cấp độ trong tổ chức.
Về hoạch định tổ chức
Để kết hợp chính sách và mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, rủi ro và cơ hội đã được chia các yếu tố bao gồm:
- Đánh giá rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và rủi ro khác đối với hệ thống quản lý;
- Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là nguy cơ “thông thường” x mức độ nghiêm trọng
Các rủi ro và cơ hội cần phải được xác định trước khi có các thay đổi đã được hoạch định. Bên cạnh đó, việc nhận biết các mối nguy phải bắt đầu từ giai đoạn thiết kế cũng như vòng đời thường xuyên của nơi làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị, quá trình,
Về nguồn lực hỗ trợ
Tổ chức cần phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các nguồn lực có thể là tài chính, nguồn nhân lực hoặc cơ sở hạ tầng, ... Đây là yếu tố quan trọng có thể đạt được chính sách và mục tiêu an toàn sức khỏe nghề nghiệp có đạt được như hoạch định hay không.
Về vận hành hệ thống
Xét về khía cạnh tổng thể, tiêu chuẩn ISO 45001 có phần cải tiến lớn so với tiêu chuẩn OSHAS 18001 trước đây, cụ thể là tổ chức cần hoạch định cách thực hiện thay đổi để không dẫn đến các mối nguy mới hay gia tăng rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời nhận biết cơ hội cũng như rủi ro có thể xảy ra chính sự thay đổi dự kiến gây ra hoặc mang lại.
Về đánh giá kết quả hoạt động
Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác kể từ năm 2015 nói chung và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 nói riêng, đều vận hành theo chu trình PDCA và không ở trạng thái tĩnh, mà không ngừng cải tiến trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của của các quá trình cũng như hệ thống.
QUY TRÌNH TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 45001 CỦA GREENCERT
Bước 1: thương thảo, ký hợp đồng
Bước 2: Khảo sát lấy thông tin
Bước 3: Tập huấn, xác nhận hệ thống cần biên soạn và phân công biên soạn
Bước 4: Áp dụng vận hành thử
Bướ 5: Đánh giá nội bộ, khắc phục nếu có
Bước 6: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1,5-2 tháng.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: giấy chứng nhận ISO 45001:2018
QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA GREENCERT:
- Đảm bảo chất lượng, đầy đủ, đúng quy định;
- Ưu thực hiện khi khách hàng cần để kịp thời chào hàng, hội chợ, …
- Chi phí phù hợp, nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm.
Liên hệ 02366.505868 - 0944.313936 (Miền Trung) hoặc 0282.246.0799 - 0937.719.748 (Miền Nam) !
- Tư vấn chứng nhận GlobalG.A.P (21.05.2022)
- Tư vấn chứng nhận FSSC (31.07.2021)