Qua thực tế làm việc, tác nghiệp tại cơ sở và yêu cầu tiêu chuẩn, để triển khai VietGAP có thể tổng kết các bước sau:
Bước 1: đánh giá lựa chọn vùng sản xuất:
Việc khảo sát, lựa chọn đánh giá địa điểm hết sức quan trọng, bởi nó quyết định việc vùng sản xuất sau này có được chứng nhận VietGAP được hay không.
Ngoài ra nếu lựa chọn địa điểm không đảm bảo thì nguy cơ phơi nhiễm lên sản phẩm rất lớn. Ngoài ra hoạt động VietGAP chăn nuôi, thuỷ sản phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương vì ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh địa điểm dự kiến sản xuất.
Trong trường hợp cần thiết có thể học chứng chỉ VietGAP để năm kiến thức về VietGAP trước khi bắt đầu triển khai.
Bước 2: xây dựng hệ thống quản lý theo VietGAP
VietGAP là hoạt động sản xuất đòi hỏi quản lý tổng thể nhiều yếu tố như lao động, vệ sinh, phân bón, thuốc BVTV, truy xuất nguồn gốc, … và các nội dung này phải được văn bản hoá, nhất quá, …Vậy nên đòi hỏi cơ sở phải xây dựng hệ thống quản lý chính xác và đầy đủ, phù hợp thực tế. Trường hợp cơ sở không thể tự xây dựng hoặc không đủ thời gian có thể thuê bên ngoài hỗ trợ.
• Xem thêm: Quy trình chứng nhận VietGAP
Bước 3: áp dụng thực tế sản xuất, ghi chép lưu trữ hồ sơ
Để minh chứng cho việc quản lý, giám sát từ các yếu tố đầu vào, trồng trọt, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng và thu hoạch, … đòi hỏi cơ sở phải áp dụng hệ thống giám sát ở bước 2 vào thực tế sản xuất, ghi chép nhật ký sản xuất ít nhất 1 vụ. Hoặc nếu chăn nuôi thì đầu vào là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vaccin, ...hoặc nước nuôi, con giống, thức ăn thuỷ sản nếu là thuỷ sản.
Bước 4: đánh giá nội bộ
Để xem xét khả năng đáp ứng và sẵn sàng cho việc đánh giá chứng nhận VietGAP, cơ sở thực hiện đánh giá nội bộ (tức tự đánh giá) so với quy định VietGAP đề ra đã đáp ứng được bao nhiêu %, cần khắc phục hay không ? Hoạt động đánh giá nội bộ này cơ sở cũng có thể thuê ngoài nếu cần.
Các yêu cầu chi tiết quý vị có thể xem tại các tiêu chuẩn tương ứng sau:
• TCVN 11892-1:2017 đối với VietGAP trồng trọt;
• Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN đối với VietGAP chăn nuôi;
• Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS đối với VietGAP thuỷ sản.
Bước 5: đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP
Sau khi sẵn sàng, cơ sở có thể liên hệ GreenCert đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Quý vị có thể liên hệ 0779.505.868 để được hướng dẫn chi tiết!
- Tổng quan giới thiệu về tiêu chuẩn VietGAP (11.01.2021)
- Lợi ích khi áp dụng và chứng nhận VietGAP (11.01.2021)
- Điều kiện “cần và đủ” khi chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam (20.01.2021)
- Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP (24.03.2021)
- Chi phí và thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP (08.06.2021)